Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của người lao động. Do đó phải đảm bảo người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn. Nội dung này được ghi nhận cụ thể tại Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, tình trạng nợ lương người lao động đang diễn ra phổ biến, chủ yếu với nhóm người lao động làm việc trong ngành du lịch.
Khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019 quy định, nếu chậm lương từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Mặc dù, BLLĐ cho phép người sử dụng lao động chậm trả lương cho người lao động vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được chậm lương người lao động không quá 30 ngày.
Vậy khi không được trả lương hoặc được trả nhưng không đủ, không đúng thời hạn, người lao động phải làm gì khi công ty nợ lương quá 30 ngày?
Bước 1: Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương.
Bước 2: Nếu công ty không giải quyết quyền lợi về tiền lương thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại yêu cầu giải quyết tranh chấp về tiền lương tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hòa giải hoặc hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động.
Bước 3: Trường hợp hòa giải không thành, hoặc phía công ty vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình sau phiên hòa giải thì người lao động có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
Ngoài ra, nếu người lao động không chấp nhận sự việc chậm lương tiếp tục tái diễn bạn có quyền nghỉ việc theo quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019 và vẫn được hưởng tiền bồi thường về đơn phương chấm dứt hợp đồng (do lỗi của người sử dụng lao động), hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Bùi Vân Quỳnh - Chuyên viên tư vấn
LK & Partners cũng tư vấn và đại diện, thay mặt Quý Khách hàng tham gia đàm phán, hòa giải, giải quyết tranh chấp trong giao dịch liên quan đến hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thực hiện thủ tục thay đổi, cập nhật thông tin doanh nghiệp; hoàn thiện hồ sơ pháp lý nội bộ doanh nghiệp, xây dựng khung pháp lý dành riêng cho doanh nghiệp,...
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Đơn xin ly hôn.
- CMND/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; hộ khẩu (yêu cầu sao y bản chính);
- Yều cầu cần cung cấp đầy đủ giấy tờ đăng ký kết hôn (Bản chính giấy đăng ký kết hôn, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có chứng thực);
- Nếu hai vợ chồng có con thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con;
- Trình những văn bản, tài liệu hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản);
- Trường hợp hai vợ chồng kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ - chồng xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của một trong hai vợ hoặc chồng.
Trình tự thủ tục ly hôn:
Bước 1: Bạn tiến hành nộp đơn xin ly hôn tại nơi cứ trú, sinh sống, làm việc của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của các bên.
Bước 2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra án phí của việc ly hôn của hai vợ chồng và bạn sẽ tiến hành nộp khoản phí này.
Bước 3: Tòa án thụ lý giải quyết nếu đủ điều kiện.
Thời gian giải quyết:
Quyết định chính thức ly hôn của tòa án nếu trong vòng 07 ngày: sau khi kết thúc phiên hòa giải không thành thì toà án sẽ ra quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn của các bên.
Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Bùi Vân Quỳnh - Chuyên viên tư vấn
LK & Partners cũng tư vấn và đại diện tham gia tố tụng trong lĩnh vực dân sự (đòi nợ, tranh chấp đất đai, tranh chấp hợp đồng,...), lĩnh vực hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại,...
Hồ sơ cần có:
Mẫu nhãn hiệu;
Bản sao đăng ký kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức)/CCCD (nếu chủ sở hữu là cá nhân);
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tra cứu nhãn để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn;
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí Nhà nước;
Bước 4: Theo dõi quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định nhãn;
Bước 5: Nộp phí cấp văn bằng bảo hộ (nếu nhãn đủ điều kiện bảo hộ)
Thời gian giải quyết và phí dịch vụ:
Thời gian giải quyết: 18 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ;
Phí dịch vụ: Từ 5.000.000 đồng/nhãn đăng ký bảo hộ
Hồ sơ cần có:
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của giám đốc sàn giao dịch và tất cả các nhân viên môi giới bất động sản;
Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề môi giới của giám đốc sàn giao dịch và tất cả các nhân viên môi giới bất động sản;
Bản sao chứng thực giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản của giám đốc sàn giao dịch bất động sản (nếu có);
Bản sao chứng thực hợp đồng thuê nhà/sổ đỏ chứng minh về địa điểm và diện tích của sàn giao dịch bất động sản.
Thời gian giải quyết: Từ 15 đến 20 ngày làm việc.
Phí dịch vụ: Liên hệ
LK & Partners cũng tư vấn, thực hiện các thủ tục cấp phép về An toàn thực phẩm, Phòng cháy chữa cháy, Hoạt động đại lý thuế, Hoạt động trung tâm ngoại ngữ/trung tâm kỹ năng sống,...và các loại giấy phép con khác.
Thẩm quyền cấp phép:
Theo điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì với hoạt động kinh doanh bán lẻ rượu thì các cơ sở kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và hạ tầng thuộc UBND cấp quận, huyện, thị xã.
Điều kiện để được kinh doanh bán lẻ rượu:
Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Hồ sơ xin cấp phép gồm có:
Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (theo mẫu ban hành kèm Nghị định 105/2017/NĐ-CP);
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh (bản sao);
Hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (bản sao);
Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu (Bản sao);
Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh (bản sao);
Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các địa điểm bán lẻ rượu.
Thời gian thực hiện: 10-15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện.
Phí dịch vụ: Liên hệ
Trước khi khởi sự kinh doanh, (các) cá nhân cần lựa chọn loại hình hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Hiện nay, hoạt động kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:
Thành lập doanh nghiệp: Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh;
Đăng ký hộ kinh doanh;
Thành lập hợp tác xã/liên hợp tác xã;
Mỗi loại hình kinh doanh sẽ có cơ chế hoạt động, quản lý khác nhau và có luật điều chỉnh khác nhau. Quý Khách hàng sẽ được LK & Partners tư vấn để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
Hồ sơ thành lập gồm có:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình dự định thành lập.
Phương án sản xuất kinh doanh (đối với loại hình hợp tác xã/liên hợp tác xã);
Thời gian giải quyết: Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà có thời hạn giải quyết khác nhau.
Phí dịch vụ:
Thành lập doanh nghiệp (Công ty cổ phần, công ty TNHH, Công ty hợp danh): 2.500.000 đồng;
Đăng ký hộ kinh doanh: 3.000.000 đồng (Dịch vụ đăng ký mã số thuế: 2.500.000 đồng);
Hợp tác xã/Liên hợp tác xã: Liên hệ
Theo nội dung thư hỏi, bà Nguyễn Thị T., trú tại khu Vĩnh Tuy 2, phường Mạo Khê, TX Đông Triều, phản ánh về việc trong cuộc họp của Ban chấp hành phụ nữ khu Vĩnh Tuy 2 về công tác của chi hội vào tháng 11/2020, bà Ngô Thị H. (hội viên) cho rằng vấn đề chỉ đạo văn nghệ trái với quy chế của câu lạc bộ văn nghệ, không nhất trí với ý kiến của bà T., bà H. đã dùng điện thoại quay phát trực tiếp lên mạng và dùng lời nói, xúc phạm danh dự của bà T. Đến nay, tuy bà H. đã gỡ bỏ clip trên mạng nhưng thông tin đã bị lan truyền, ảnh hưởng danh dự của bà, bà T. yêu cầu bà H. phải đính chính xin lỗi công khai trên mạng nhưng bà H. không đồng ý. Bà T. đề nghị được thông tin và cho biết về các quy định pháp luật về việc xử lý đối với hành vi trên của bà H.?
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã có buổi làm việc với Luật sư Đặng Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty Luật TNHH LK và Cộng sự (TP Hạ Long).
Theo luật sư Đặng Thị Kim Dung, hành vi quay trực tiếp (livestream) xúc phạm danh dự nhân phẩm đăng lên mạng xã hội là một hành vi vi phạm pháp luật rất đáng lên án, bởi nó có tác động rất xấu không chỉ đối với những người là nạn nhân mà còn có tác động xấu với cả xã hội nói chung. Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội phát huy rất tốt vai trò của nó trong việc chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng đến người dùng nhưng cũng bộc lộ nhiều mặt trái, tiêu cực. Để kiểm soát tình trạng người dùng lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi trái pháp luật, Chính phủ đã ban hành Luật An ninh mạng cùng các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo.
Trong vụ việc này, hành vi quay trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội của bà Ngô Thị H. với những lời lẽ không đúng sự thật đã ảnh hưởng xấu đến danh dự và nhân phẩm bà Nguyễn Thị T., có dấu hiệu vi phạm khoản 3 Điều 16, thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm trên môi trường mạng được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 18 Luật An ninh mạng năm 2019.
Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hành vi sử dụng mạng xã hội để xúc phạm danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ bị phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật. Thẩm quyền xử phạt căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP là Giám đốc công an cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, hành vi phát trực tiếp hình ảnh bà Nguyễn Thị T. kèm những lời lẽ cung cấp thông tin không đúng sự thật của bà Ngô Thị H. khiến cho danh dự, nhân phẩm của bà T. bị ảnh hưởng cũng có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự đối với “Tội vu khống” được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội danh này, mức hình phạt có thể lên tới 3 năm tù giam do có tình tiết “sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” được quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 156 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, bà T. có quyền yêu cầu bà Ngô Thị H. bồi thường thiệt hại, bồi thường tổn thất về tinh thần và đề nghị bà H. phải đăng thông tin cải chính công khai trên chính nền tảng mạng xã hội mà bà H. đã đăng trước đó để khắc phục hậu quả.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, bà T. có thể gửi đơn tố cáo hành vi của bà H. đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh để được xem xét, giải quyết. Ngoài ra, trường hợp vì những lời lẽ không đúng sự thật của bà H. mà bà T. phải chịu thiệt hại về cả vật chất lẫn tinh thần thì bà T. cũng có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu bà H. bồi thường thiệt hại theo quy định.
(Nguồn: https://baoquangninh.com.vn/xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-bi-xu-ly-nhu-the-nao-2518195.html)
Luật sư Đặng Thị Kim Dung tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự, người làm lây lan dịch bệnh có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự như sau:
-----
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
----
𝐋𝐊 & 𝐏𝐀𝐑𝐓𝐍𝐄𝐑𝐒 𝐋𝐀𝐖 𝐅𝐈𝐑𝐌
Đ𝑖̣𝑎 𝑐ℎ𝑖̉: 𝑆𝑜̂́ 22 𝑇𝑟𝑎̂̀𝑛 𝐻𝑢̛𝑛𝑔 Đ𝑎̣𝑜, 𝑇𝑃. 𝐻𝑎̣ 𝐿𝑜𝑛𝑔, 𝑄𝑢𝑎̉𝑛𝑔 𝑁𝑖𝑛ℎ
Đ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑜𝑎̣𝑖: 0967 985 692 𝐸𝑚𝑎𝑖𝑙: 𝑙𝑘.𝑐𝑜𝑛𝑔𝑠𝑢@𝑔𝑚𝑎𝑖𝑙.𝑐𝑜𝑚
Website: https://www.lklaw.vn/
#luatsubaochua #luatsuquangninh
Hãy gửi mail cho chúng tôi thông qua hộp thư: lk.congsu@gmail.com
Hoặc liên hệ điện thoại/zalo số: 0967.985.692